Banner chính
Thứ Sáu, 25/10/2024
Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Ninh Bình

Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình năm 2015-2016

Thứ Sáu, 29/12/2017
TÓM TẮT
Bằng nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 1450 bệnh nhân có thời gian nằm viện từ 48 giờ trở lên tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình trong năm 2015-2016, kết quả cho thấy:

- Tỷ lệ hiện mắc nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình là 7,17%. Trong đó cao nhất là nhiễm khuẩn hô hấp với 56,73%; tiếp đến là nhiễm khuẩn tiêu hóa với 17,31%; nhiễm khuẩn vết mổ là 15,38%; nhiễm khuẩn da, mô là 6,73%, thấp nhất là nhiễm khuẩn huyết với 3,85%.

- Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện: Pseudomonas aeruginosa, tụ cầu vàng và Klebsiella pneumonia là những chủng vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ lần lượt là 20,2%; 22,1% và 25,0%.

Từ khóa: nhiễm khuẩn bệnh viện, Bệnh viện Sản Nhi, Ninh Bình.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đang là vấn đề thách thức chất lượng khám chữa bệnh của mỗi bệnh viện trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại các nước phát triển, có 5% tới 10% bệnh nhân (BN) nhập viện mắc ít nhất một loại NKBV. Tỷ lệ này ở những nước đang phát triển cao gấp 3- 20 lần so với những nước phát triển. NKBV làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều trị.

NKBV không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâm sàng, kinh tế mà còn là nguyên nhân làm xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng thuốc. Tình trạng lạm dụng kháng sinh phổ biến ở những nước đang phát triển cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm mức độ kháng thuốc của các chủng vi khuẩn bệnh viện. 

Xét trong khuôn khổ một bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình là một trong hai bệnh viện có quy mô giường bệnh lớn nhất của tỉnh Ninh Bình. Tính đến thời điểm nghiên cứu, từ trước đến nay Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình chưa có nghiên cứu cơ bản nào về NKBV, do vậy chúng tôi triển khai nghiên  cứu đề tài để đánh giá thực trạng NKBV và đưa ra một số giải pháp khống chế và giảm tỷ lệ NKBV.

Tên đề tài: Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình năm 2015-2016.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình năm 2015-2016.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa bàn nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình.

2.2. Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 5/2015 đến 5/2016.

2.3. Đối tượng nghiên cứu:

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Là tất cả bệnh nhân có thời gian nằm viện ≥ 48 giờ, bao gồm cả bệnh nhân xuất viện trong ngày điều tra.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân có thời gian nằm viện dưới 48 giờ.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích

2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu thập số liệu

- Cỡ mẫu áp dụng cho điều tra cắt ngang:

Với:

p= 6,8% là tỷ lệ NKBV (Điều tra toàn miền Bắc, năm 2005).

ε = 0.2 là sai số tương đối cho phép trong nghiên cứu.

q= 1- p  là tỷ lệ không mắc NKBV.

α= 0.05 mức ý nghĩa thống kê.

 = 1.96.

Thay vào công thức  tính được cỡ mẫu là 1386. Cộng thêm 5% ta được cỡ mẫu nghiên cứu là 1450.

- Lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện cho đến khi đủ 1450 lượt bệnh nhân nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc NKBV.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới, chẩn đoán bệnh ở BN nghiên cứu (n=1450)

Nhận xét:

Bảng 3.1 cho thấy nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm <1 tuổi, với 34,28%; nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6- 15 tuổi với 8,62%; giới nam và nữ lần lượt là 58,14% và 41,86%; về bệnh lý được chẩn đoán lúc nhập khoa thì chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp với 47,06%, nhóm sản phụ là 19,51%, bệnh máu và bệnh thần kinh chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 0,62% và 0,41%.

Bảng 3.2. Phân bố NKBV theo loại nhiễm khuẩn (n=104)

Nhận xét:

Bảng 3.2 cho thấy, loại nhiễm khuẩn có tỷ lệ mắc cao nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp, với tỷ lệ 56,73%, tiếp đến là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ 17,31%, Nhiễm khuẩn vết mổ là 15,38%, nhiễm khuẩn da mô mềm là 6,73%, thấp nhất là nhiễm khuẩn huyết với tỷ lệ 3,85%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu trước đó. So sánh với kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện thuộc khu vực phía Nam thì tỷ lệ NKHH là 55%, NKTH là 8%, NKVM là 14%, NKTN là 10% [5],[6]. Theo Nghiên cứu tại các Bệnh viện khu vực phía Bắc thì có 3 loại NKBV thường gặp là: NKHH (41,9%), NKVM (27,5%), NKTH (13,1%) [6]. Tuy nhiên với đặc thù là một Bệnh viện chuyên khoa Sản khoa và Nhi khoa thì tỷ lệ NKHH ở khối Nhi- Sơ sinh có cao hơn so với các bệnh viện khác cũng là một điều dễ hiểu.

Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo hệ điều trị

 Qua bảng 3.3 ta nhận thấy:

- Nhóm bệnh nhân ở hệ Nhi có tỷ lệ NKBV cao hơn nhóm bệnh nhân ở hệ Sản (8,46% và 3,31%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,01.

- Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung là 7,17%. Tỷ lệ này cao hơn một số điều tra khác tại Việt Nam: nghiên cứu tình hình NKBV tại bệnh viện Bạch Mai năm 2006 thì tỷ lệ là 5,7% [4]; Tỷ lệ NKBV tại 6 tỉnh thành phía Nam là 5,8% [5]; Trong đợt điều tra phổ rộng tại 11 bệnh viện trong cả nước thì tỷ lệ là 6,8% [3]; Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu một số bệnh viện thuộc khu vực phía bắc năm 2006 là 7,8% [7]. So sánh với kết quả của một số nghiên cứu quốc tế được thực hiện tại Hà Lan và Thụy sĩ thì tỷ lệ NKBV đạt ở mức cao tương ứng 10,2% và 15,6% [8]

Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ NKBV theo khoa điều trị (n=1450)

Nhận xét:

Bảng 3.4 cho thấy sự phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở các khoa là không đồng nhất, đặc biệt là khoa Sơ sinh với 58 bệnh nhi sơ sinh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện trong tổng số 278 bệnh nhi điều trị tại khoa, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các khoa điều trị khác (20,86%). Sự khác biệt giữa khoa Sơ sinh và các khoa khác có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tại các nghiên cứu được thực hiện ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ sơ sinh tăng cao và tần suất mắc gấp tới 3- 20 lần so với các nước phát triển [7] và để lý giải cho tỷ lệ nhiễm khuẩn tại khoa sơ sinh cao vọt so với các khoa khác thì người ta đã chứng minh rằng bé sơ sinh có cân nặng thấp có khả năng mắc NKBV cao gấp 4 lần so với một bé có cân nặng bình thường . Buồng chăm sóc đặc biệt của khoa Sơ sinh chính là buồng Hồi sức Sơ sinh, do đó khoa Sơ sinh mang tất cả những đăc điểm của một khoa Hồi sức tích cực. Theo nghiên cứu của Th.sĩ Phạm Đức Mục tại các bệnh viện khu vực phía Nam thì tỷ lệ mắc NKBV đứng hàng đầu là khoa Hồi sức tích cực (21,0%) [6], tương tự như kết quả của một số nghiên cứu khác; Nghiên cứu một số bệnh viện thuộc khu vực Hà Nội của tác giả Vũ văn Giang thì khoa Hồi sức cấp cứu có tỷ lệ NKBV tới 25,8%. [5]

Bảng 3.5. Một số yếu tố liên quan với tỷ lệ mắc NKBV

Nhận xét:

Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh nền mắc NKBV chiếm 11,1%, cao hơn tỷ lệ bệnh nhân không có bệnh nền mắc NKBV (6,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.

Giới nam có tỷ lệ NKBV là 6,5%, thấp hơn giới nữ có tỷ lệ NKBV là 7,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Nhóm tuổi <1 tuổi có tỷ lệ NKBV cao nhất với 13,68%, sự khác biệt giữa nhóm này với các nhóm khác có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

So sánh với kết quả một số nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng và CS tại bệnh viện Bạch Mai thì các yếu tố liên quan đến NKBV là: Tuổi, bệnh lý kèm theo và tương tự giới tính không liên quan đến tỷ lệ NKBV [4]

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa làm thủ thuật với NKBV (n=1450)

Nhận xét:

Tỷ lệ NKBV ở nhóm bệnh nhân đặt catether TMTT cao hơn nhóm bệnh nhân không đặt catether TMTT (21,1% và 6,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,01; Tỷ lệ NKBV ở nhóm bệnh nhân thở máy và CPAP cao hơn nhóm bệnh nhân không thở máy và CPAP (26,9% và 3,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001; Tỷ lệ NKBV ở nhóm bệnh nhân đặt NKQ cao hơn nhóm bệnh nhân không đặt NKQ (25,8% và 3,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.

Kết quả này phù hợp với hầu hết các kết quả của những nghiên cứu trước đó. Những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây gia tăng tỷ lệ NKBV liên quan đến thủ thuật xâm lấn như: Thông khí nhân tạo (mở nội khí quản), đặt ống thông TMTT, đặt sode tiểu, thở máy, thở CPAP [4],[5],[7].

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn gây NKBV được phân lập

Nhận xét:

Kết quả cho thấy Klebsiella pneumonia, S.aureus và Pseudomonas aeruginosa là ba chủng vi khuẩn thường gặp nhất gây NKBVvới tỷ lệ lần lượt là 25,0%, 22,1% và  20,2%; Kế đến là chủng vi khuẩn E.coli với 13,5%; Chủng vi khuẩn Eterobacteriae và Acinetobacter spp lần lượt là 9,6% và 7,7%, thấp nhất là Candida spp với 1,9%.

Một nghiên cứu khác tại các bệnh viện thuộc khu vực phía bắc của tác giả Phạm Đức Mục và CS thì thường gặp nhất là nhóm trực khuẩn Gr (-) và nấm Candida spp, 2 nhóm này chiếm tới hơn 70% trong các tác nhân gây NKBV [6]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Anh Thư và CS thực hiện tại 19 bệnh viện thuộc khu vực phía bắc thì chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gặp nhiều nhất với 24,0%; kế đến là Klebsiella pneumoniae là 20,0% và Acinetobacteria baumanni là 16,0% [7].

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện (n=59)

Nhận xét:

Biểu đồ 3.2 cho thấy: trong các tác nhân gây viêm phổi bệnh viện được phân lập thì chủng vi khuẩn Klebsiella pneumonia chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,0%, tiếp đến là Pseudomonas aeruginosa với 25,4% và S.areus là 23,7%; Escherichia coli là 8,5%; Eterobacteriae và Acinetobacter spp ít gặp hơn với tỷ lệ lần lượt là 5,1% và 3,3%.

4. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 1450 bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình năm 2015-2016, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Tỷ lệ hiện mắc nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình là: 7,17%. Trong đó cao nhất là nhiễm khuẩn hệ hô hấp với 56,73%%; tiếp đến là nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa với 17,31%%; nhiễm khuẩn vết mổ là 15,38%; nhiễm khuẩn da, mô là 6,73%, thấp nhất là nhiễm khuẩn huyết với 3,85%.

- Nhóm bệnh nhân ở hệ Nhi có tỷ lệ NKBV cao hơn nhóm bệnh nhân ở hệ Sản (8,46% và 3,31%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,01.

- Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Sơ sinh là cao nhất với 20,86%. Với p<0,05.

- Nhóm bệnh nhân dưới 1 tuổi có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất với tỷ lệ là 13,68%, với p<0,01. Nhóm bệnh nhân có bệnh nền, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viên cao hơn nhóm không có bệnh nền (11,1% và 6,4%), với p<0,05.

- Các thủ thuật là yếu tố nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đó là: đặt catether tĩnh mạch trung tâm; thở máy, thở CPAP; đặt nội khí quản. Với p<0,01.

- Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện cao ở các chủng vi khuẩn sau: Pseudomonas aeruginosa, tụ cầu vàng và Klebsiella pneumonia là những chủng vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ lần lượt là 20,2%; 22,1% và 25,0%

5. KHUYẾN NGHỊ

Nhằm mục đích làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và giảm tỷ lệ đa kháng thuốc tại bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

1. Bệnh viện cần triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện như tăng cường giám sát thực hành kiềm soát nhiễm khuẩn. Đặc biệt chú trọng khoa Sơ sinh và thực hiện gói giải pháp pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp ở bệnh nhi.

2. Bệnh viện cần có chính sách sử dụng kháng sinh hợp lý. Cần tuần thủ đúng nguyên tắc điều trị kháng sinh theo kết quả nuôi cấy và làm kháng sinh đồ. Đồng thời cần triển khai rộng rãi liệu pháp sử dụng kháng sinh dự phòng nhằm kiểm soát các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.

3. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn là đầu mối, hoạt động tích cực mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại tất cả các khoa phòng nhằm thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm tra giám sát vấn đề tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn ở nhân viên y tế. Vệ sinh bàn tay là một trong những nội dung quan trọng trong giám sát thường quy. Đồng thời theo dõi tỷ lệ hiện mắc NKBV định kì, thường xuyên và đưa ra con số báo cáo với lãnh đạo bệnh vện nhằm sớm có giải pháp can thiệp và phòng ngừa kịp thời.

Bùi Thị Hương1, Đỗ Văn Dung2

1 Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình
2 Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Vụ Điều Trị- Bộ Y Tế năm 2001.

2. Bộ Y Tế - Bệnh viện Bạch Mai (2000) “Qui định kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Bộ y tế- Vụ điều trị (2005), “ Kết quả điều tra cắt ngang nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2005”, Hội nghị khoa học toàn quốc về KSNK, tháng 8- 2006.

4. Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Mỹ Châu, Trương Anh Thư và một số CS “Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Bạch Mai năm 2001”. Công trình nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai 2001- 2002.

5. Nguyễn Thị Thanh Hà và CS (2005), “Nhiễm khuẩn bệnh viện- tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ tại 6 bệnh viện khu vực phía Nam”. Tạp chí Y học thực hành , Số 518.

6. Nguyễn Văn Hòa và CS (2005), “Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội năm 2005”.

7. Phạm Đức Mục và CS (2005) “Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại một số tỉnh phía Nam của Việt nam, 2005”.

8. Trương Anh Thư, Lê Thanh Thủy và CS (2006)“Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại các bênh viện phía Bắc Việt Nam, 2006”.

9. Vũ Văn Giang, Nguyễn Việt Hùng và CS (2006), “Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện thuộc sở y tế thành phố Hà Nội”.

10. Andrew J. Hughes, FRACP; Nolizza MBBS (2005); “Prevalence of nosocomial infection and antibioticus at university medical center in Malaysia”, Vol.26, pp101- 104.

11. National Noscomial Infection Surveillance (NNIS) System (2002), “National Nosocomial Infectine Surveillance system report: Data summary from Jenury 1992 to 2002”, Am J Infect control, 30,pp. 458-475.

12. Vincent JL; Bihari DJ; Suter PM et all (2005), “The prevalen of infection in intensive care units in Europe; Resurt of European of Infection intensvive care unit study”. J.am, Med. Assoc, Vol.274,pp.639-644.

Các tin khác