- Tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân là 64,6%, số ngày bỏ liều trung bình là 1,1 ngày/đối tượng, lý do bỏ liều trị là: không sắp xếp được công việc chiếm 32,8%, quên chiếm 27,6%, còn lại là không rõ lý do.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của bệnh nhân trong 3 tháng qua bao gồm: Thu nhập trung bình hàng tháng, tiền sử điều trị cai nghiện bắt buộc, sử dụng rượu bia trong 3 tháng qua, tình trạng nhiễm HIV, liều điều trị duy trì và sự hỗ trợ kinh tế đối với bệnh nhân.
Từ khóa: Tuân thủ điều trị, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Ninh Bình.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng methadone là phương pháp và đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, kinh tế và an ninh trật tự xã hội; giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, để tối đa hóa hiệu quả can thiệp thì việc tuân thủ điều trị (TTĐT) lâu dài đối với bệnh nhân mang tính chất bắt buộc. Việc không tuân thủ điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị các hội chứng cai nghiện, tái nghiện và sử dụng ma túy quá liều do mất khả năng chịu đựng.
Ninh Bình nằm trong số 20 tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình điều trị nghiện CDTP bằng Methadone vào năm 2012. Cơ sở điều trị tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình đang quản lý điều trị 205 bệnh nhân nghiện CDTP bằng Methadone. Trong năm 2017, tỷ lệ bệnh nhân tiếp tục sử dụng heroin trong vòng 6 tháng điều trị ở mức cao, tỷ lệ bỏ liều điều trị trong tháng tăng lên. Kể từ khi có sự thay đổi về dịch vụ từ miễn phí sang thu phí chưa có nghiên cứu tìm hiểu vấn đề tuân thủ điều trị tại cơ sở điều trị này.
Tên đề tài: Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone và một số yếu tố ảnh hưởng của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình năm 2018.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị Methadone của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình năm 2018.
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS năm 2018.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa bàn nghiên cứu:
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 11/2017 đến 9/2018.
2.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Đã điều trị duy trì từ 3 tháng trở lên, độ tuổi từ 18 trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng đã bỏ điều trị; không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc không đủ năng lực tinh thần, nhận thức để trả lời câu hỏi.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính.
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu thập số liệu
- Cỡ mẫu áp dụng cho điều tra cắt ngang:
Với:
n: Là số đối tượng cần điều tra tối thiểu
α: Là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,01
Z21 – α/2: Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá trị của Z = 2,58
p: Tỷ lệ đối tượng TTĐT Methadone tại Tuyên Quang là 34,4%, lấy p=0,344 (theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long năm 2016).
d: Sai số mong muốn = 0,1
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là 150. Tại cơ sở điều trị có 164 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu.
- Phương pháp định tính: Tiến hành phỏng vấn sâu 05 cán bộ y tế và 06 bệnh nhân được lựa chọn từ nghiên cứu định lượng (3 bệnh nhân tuân thủ điều trị và 03 bệnh nhân không tuân thủ điều trị).
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Biểu 1. Tỷ lệ TTĐT Methadone của bệnh nhân trong 3 tháng qua (n=164)
Có 106 đối tượng TTĐT trong thời gian nghiên cứu chiếm 64,6% và 58 đối tượng bỏ liều điều trị trong 3 tháng qua tương đương với 35,4% không TTĐT.
Bảng 1: Thực trạng bỏ liều điều trị trong 3 tháng qua (n=58)
Trong số bỏ liều, người có số ngày bỏ liều nhiều nhất là 17 ngày; thời gian bỏ liều chủ yếu là từ 01- 03 ngày liên tiếp chiếm 70,7%. đối tượng bỏ liều, người có số ngày bỏ liều nhiều nhất là 17 ngày; thời gian bỏ liều chủ yếu là từ 01- 03 ngày liên tiếp chiếm 70,7%. Lý do bỏ liều gồm không sắp xếp được công việc chiếm 32,8%, quên chiếm 35,6% đặc biệt không rõ lý do bỏ liều điều trị chiếm 39,6%.
Biểu 2. Phân bố tỷ lệ TTĐT theo thời gian tham gia chương trình (n=164)
Tỷ lệ tuân thủ điều trị cao nhất trong nhóm có thời gian điều trị từ 48-60 tháng với 77,5% và thấp nhất ở nhóm có thời gian điều trị dưới 12 tháng với 52,9%.
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
Bảng dưới đây mô tả mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học - xã hội và TTĐT:
Bảng 3. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học - xã hội và TTĐT (n=164)
Nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm tuổi, trình độ, học vấn và nghề nghiệp đối với TTĐT. Riêng với thu nhập hàng tháng: Tỷ lệ TTĐT ở nhóm có thu nhập trung bình hàng tháng dưới 5 triệu đồng là 61,4% thấp hơn so với nhóm có thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên 83,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ số chênh OR =0,32 cho thấy mức độ TTĐT trong nhóm có thu nhập trung bình hàng tháng dưới 5 triệu bằng 0,32 lần so với so với nhóm có thu nhập từ 5 triệu trở lên.
Bảng 4. Mối liên quan giữa mắc HIV, viêm gan B, C và TTĐT Methadone
Bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ TTĐT trong nhóm dương tính với HIV là 88,6% cao hơn so với nhóm âm tính với HIV 61,3%. Kết quả kiểm định sự khác biệt là có ý nghĩa với p<0,05. Tỷ số chênh OR=4,0 có ý nghĩa tỷ lệ TTĐT trong nhóm đang nhiễm HIV cao gấp 4 lần so với nhóm âm tính với HIV. Không tìm thấy mối liên quan giữa mắc viêm gan B, C và TTĐT (p>0,05).
Bảng 5. Mô tả mối liên quan giữa liều điều trị, hội chứng cai và TTĐT (n=164)
Theo bảng 5: Mức độ TTĐT trong nhóm đã từng cai nghiện bắt buộc là cao hơn so với nhóm chưa từng cai nghiện tương ứng là 63,7% và 35,7% với (p<0,05). Tỷ lệ TTĐT trong nhóm đã từng cai nghiện cao hơn gấp 3,7 lần nhóm chưa từng cai nghiện. Không tìm thấy mối liên quan giữa tổng thời gian sử dụng, tiền sử dùng chung BKT và TTĐT (p>0,05).
Bảng 6. Mối liên quan giữa tiền sử sử dụng CDTP và TTĐT Methadone (n=164)
Bảng trên cho thấy: Tỷ lệ TTĐT trong nhóm có sử dụng rượu bia thấp hơn so với nhóm không sử dụng. Sự khác biệt này có ý nghĩa với p<0,005. Tỷ số chênh OR=0,5 cho thấy mức độ TTĐT trong nhóm sử dụng rượu bia chỉ bằng 50% so với nhóm không sử dụng rượu bia trong 3 tháng qua.
Bảng 7. Mối liên quan giữa sử dụng heroin và rượu bia với tuân thủ điều trị Methadone trong 3 tháng qua (n=164)
Nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa những người được và không được hỗ trợ kinh tế, cụ thể những người được hỗ trợ có tỷ lệ TTĐT chỉ bằng 50% so với nhóm không được hỗ trợ kinh tế.
Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy: Gia đình không kì thị, phân biệt đối xử cũng giúp bệnh nhân TTĐT tốt hơn, ngược lại, gia đình kì thị sẽ gây tâm lý chán nản dẫn đến hiệu quả điều trị không tốt.
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 164 bệnh nhân điều trị duy trì Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng tuân thủ điều trị:
- Tỷ lệ TTĐT của bệnh nhân trong nghiên cứu này là 64,6%.
- Số ngày bỏ liều trung bình của bệnh nhân bỏ liều là 3,2 ngày/ đối tượng
- Lý do bỏ liều điều trị trong thời gian nghiên cứu là do không sắp xếp được công việc chiếm 32,8%, quên chiếm 27,6%, còn lại là không rõ lý do.
2. Các yếu tố liên quan đến TTĐT
- Thu nhập trung bình hàng tháng ở những người có thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên cao gấp 3,1 lần nhóm có thu nhập dưới 5 triệu đồng (p<0,05).
- Những người đã từng điều trị cai nghiện bắt buộc có mức độ TTĐT cao hơn 3,7 lần so với những người chưa từng điều trị cai nghiện (p<0,05).
- Những người sử dụng rượu bia có mức độ TTĐT chỉ bằng 0,5 lần những người không sử dụng (p<0,05).
- Những người có HIV dương tính có mức độ TTĐT cao hơn gấp 4 lần so với người không bị nhiễm HIV (p<0,05).
- Những người có liều duy trì dưới 60mg có tỷ lệ TTĐT chỉ bằng 0,5 lần so với người điều trị duy trì liều 60mg trở lên (p<0,05).
- Những người được hỗ trợ kinh tế có mức độ TTĐT chỉ bằng ½ so với người không được hỗ trợ thu nhập (p<0,05).
- Gia đình không kì thị, phân biệt đối xử cũng giúp bệnh nhân TTĐT tốt hơn, ngược lại, gia đình kì thị sẽ gây tâm lý chán nản dẫn đến hiệu quả điều trị không tốt.
- Sự hỗ trợ của CBYT giúp bệnh nhân TTĐT tốt hơn trong giai đoạn đầu tham gia chương trình điều trị.
5. KHUYẾN NGHỊ
Để tăng tỷ lên TTĐT của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Đối với người nhà bệnh nhân:
- Phối hợp CSĐT theo dõi và hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Đối với cơ sở điều trị:
- Bổ sung nội dung tư vấn hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân, đồng thời, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh giới thiệu việc làm cho những bệnh nhân chưa có công việc ổn định.
- Duy trì tư vấn về tác hại của rượu bia, cần tập trung vào những đối tượng thường xuyên sử dụng; phối hợp với gia đình theo dõi và có biện pháp hạn chế sử dụng rượu bia đối với bệnh nhân.
- Duy trì kết nối điều trị Methadone với điều trị ARV cho bệnh nhân tham gia chương trình.
Nguyễn Thị Nương, Đỗ Văn Dung