Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Trang trại nuôi con đặc sản của triệu phú người Mường

Thứ Hai, 31/10/2016
Nằm biệt lập trên vùng núi rừng Cúc Phương. Trang Trại nuôi con đặc sản của chàng trại dân tộc Mường - Đinh Văn Lâm - hội viên nông dân thôn Sấm 2, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan (Ninh Bình) là một trong những trai trạng đặc biệt bởi không những nuôi con đặc sản như Hươu, Lợn Rừng, Dê, Nhím, Ong rừng...mà còn có cả 1 rừng cây lâm nghiệp để chăn thả như tự nhiên.

Chúng tôi đến thăm anh Lâm khi mặt trời vừa đứng bóng. Đàn dê đã được thả lên núi. Chia sẻ với chúng tôi, anh Lâm cho biết: “mình là người dân tộc, lại không học hành đến đâu cả, lấy vợ xong thì ở nhà vừa làm vừa ăn vậy”. Muốn phát triển kinh tế nhưng lại thiếu vốn nên gia đình anh Lâm nhiều năm liền thuộc hộ khó khăn của xã.

Cái duyên đến với anh khi tham gia lớp đào tạo nghề nuôi dê do Hội Nông dân huyện tổ chức năm 2005. Tham gia lớp tập huấn khoa học kỹ thuật nuôi dê và được tiếp cận với nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân 30 triệu đồng do Hội Nông dân xã bảo lãnh giải ngân, anh Lâm bắt tay vào làm trang trại. Sẵn có diện tích đất canh tác của gia đình 12 ha anh quy hoạch đất để làm chuồng nuôi gà, lợn rùng,  nuôi dê. Do thực hiện đúng kỹ thuật phòng dịch trên vật nên nên ngay từ những năm đầu tiên trang trại đã cho thu nhập lãi trên một trăm triệu đồng. Ban đầu số lượng chỉ là 5 con tính đến nay đàn dê của anh đã lên tới số lượng 50 con.

Cho rằng, nếu chỉ nuôi nhốt trong chuồng thì vật nuôi dễ bị bệnh, muốn cho vật nuôi có điều kiện phát triển tốt nhất anh Lâm đã quây khu diện tích 8 ha trồng cây lâm nghiệp thành 1 trang trại nuôi con đặc sản. Làm hang động cho lợn rừng ở, lán trại cho hươu, và nhiều ô chuồng cho các đàn dê ở. Tạo không khí trong lành thoáng mát, gần với tự nhiên nhất để vật nuôi phát triển.

Hiện nay, với diện tích hơn 12 ha trong đó 4 ha trồng mía, 8 ha trồng cây lâm nghiệp anh nuôi thả 50 con dê; 5 trâu; 100 lợn rừng và lợn thịt; 5 hươu và 42 đàn ong xuất đi các nơi trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Do chăn nuôi tự nhiên nên chất lượng con nuôi cao, nhiều hộ gia đình tìm vào tận nhà anh Lâm để mua con nuôi đặc sản rừng nhưng nhiều khi không có hàng để bán. Sau khi trừ chi phí trang trại cho gia đình anh thu nhập 500 triệu đồng mỗi năm.

Ông Đinh Văn Bản - chủ tịch Hội Nông dân xã Cúc Phương cho biết: "Hộ anh Lâm là một trong những gương điển hình sử dụng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân thành công; vươn lên từ hộ khó khăn thành hộ khá giàu, thời gian tới Hội Nông dân sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất và chăn nuôi trong toàn xã lên từ gia trại thành trang trại để có nhiều thu nhập thêm cho bà con nông dân".

Lê Bích

Các tin khác