Banner chính
Thứ Năm, 21/11/2024
Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

Cần có các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của nông nghiệp Việt Nam

Thứ Sáu, 04/10/2013
Biến đổi khí hậu (BDKH) mà đặc trưng là sự nóng lên toàn cầu, tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu đặc biệt. Việt Nam còn thể hiện ở tính bất ổn định riêng của một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiều thiên tai như: lũ, úng lụt, hạn hán, gió mạnh, mưa lớn thường xảy ra.
 

Theo một số kịch bản BDKH do các nhà khoa học phác họa, có tối thiểu 12,2% diện tích đất Việt Nam – nơi có tới 23% dân số sinh sống bị tác động mạnh.
Theo số liệu tính toán, kịch bản BDKH thì đến năm 2020 nhiệt độ của các vùng thuộc Bắc bộ sẽ tăng khoảng 0,50C so với năm 1990; Các tỉnh Nam bộ tăng khoảng 0,3 – 0,40C. Năm 2100 nhiệt độ toàn Bắc bộ sẽ tăng lên 2,4 – 2,80C và Nam bộ tăng là 1,7 - 20C; Lượng mưa tăng từ 7 – 8% ở Bắc bộ và 2 – 3% ở Nam bộ (2100). Mực nước biển cũng sẽ dâng cao từ 30 – 35cm năm 2050 và 40 – 50cm năm 2070.

Nghiên cứu của ICEM cho biết mực nước biển lúc đó sẽ dâng cao 1m tại Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng tới 43% diện tích sẽ bị ngập lụt vĩnh viễn, khoảng 4,3% tức 9.200 km đường quốc lộ sẽ có thể bị chìm trong nước (trong đó 574 km đê bao) gần 90% cơ sở hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh (thieo Hiếu Hiền – Báo Dân trí).

Các kết quả nghiên cứu trên, cho ta thấy Việt Nam cần có các biện pháp thích ứng với BDKH là một việc hệ trọng và vô cùng cấp bách, để tồn tại và phát triển. Nói một cách khác là phải có các biện pháp thích ứng để sống hài hòa. Phát triển với BDKH (Smit 2001). Thích ứng với BDKH là sự điều chỉnh tự nhiên hoặc do con người, nhằm làm giảm sự thiệt hại, hoặc khai thác điều kiện bất lợi trong hoàn cảnh BDKH điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững.

Trước đây đã có những phân tích, thích ứng với biến đổi khí hậu tập trung vào việc cải tạo điều kiện tự nhiên là chính. Song thực tế, và cả về phương tiện tự nhiên lý luận cho thấy các biện pháp cải tạo tự nhiên thường vô cùng tốn kém, kém hiệu quả và không bền vững.

Do đó cần phải tập trung vào việc nghiên cứu thích nghi, thích ứng, kết hợp với việc phòng chống, cải tạo tự nhiên. Ví dụ: không nhất thiết phải cố tình đắp đê trồng lúa ở các vùng trũng, mà biến nơi này thành vùng nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập nước để có thu nhập cao hơn, bền vững hơn.

Nếu căn cứ vào thời gian của BDKH có ảnh hưởng tới nông nghiệp nước ta mà các nhà khoa học đã phác họa kịch bản thì còn là quá ngắn để chúng ta nghiên cứu các hệ thống biện pháp cho việc thích nghi. Vì vậy chúng ta cần tập hợp các ý tưởng, các công trình đã có (trong và ngoài nước) và cần hoạch định đầu tư cho việc thích ứng này. Cụ thể là:

1) Biện pháp thích hợp tác nghiệp đồng ruộng ngắn

a) Chống xói mòn, bảo vệ đất, bảo vệ độ ẩm và độ phì của đất

- Đối với vùng đồng bằng cần thiết kế, xây dựng hệ thống mương máng, bờ vùng bờ thửa để giữ nước, giữ độ màu mỡ đất.

- Đối với vùng ven biển phải đặc biệt chú trọng đến biện pháp tái tạo rừng ngập mặn, rừng phi lao chắn gió, cát, keo lá chàm để cải tạo vùng đất mặn, vùng đất cát ven biển, đồng thời đắp đê quai biển, ngăn đất bị mặn hóa; Trên cơ sở đó mở rộng diện tích gieo trồng vùng ven biển.

- Thiết kế đồng ruộng chống xói mòn, rửa trôi trên vùng đất dốc, xây dựng hồ giữ chứa nước, để mở rộng diện tích gieo trồng, chăn nuôi, đặc biệt là vùng đồi núi.

- Thiết kế, xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp cho từng vùng đất, cho từng loại cây trồng, đi kèm theo là phải có các biện pháp tưới tiêu khoa học, tiết kiệm nước tối đa, đảm bảo cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, pháp triển tốt trong mùa hanh khô (ví dụ: tưới nhỏ giọt…).

- Trồng cây liên tục, chống bỏ hóa đất, trồng xen kẽ cây dài ngày và cây ngắn ngay, và các biện pháp che phủ đất giữ nước. Ở những vùng đất dễ mất nước, dễ bốc hơi, đất bạc màu cần áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu (không cày xới nhiều lần).

b) Nghiên cứu tạo giống cây trồng thích nghi với BDKH (giống ngắn ngày, giống chịu hạn, chống sâu bệnh…)

c) Thay đổi thời vụ, lịch gieo trồng thích hợp với BDKH.

d) Thay đổi các biện pháp kỹ thuật canh tác cho thích hợp với BDKH (nhất là vùng đất mới bố trí cơ cấu cây trồng mới).
+ Về chăn nuôi

e) Tăng cường sản xuất, chế biến, dự trữ và sử dụng thức ăn hợp lý, khoa học cho chăn nuôi (ủ xanh, ủ chua, rơm ủ urê… và các dạng hạt, dạng bột…). Cần chú ý phải tăng cường một số chất dinh dưỡng, vi lượng để phù hợp với sự phát triển của vật nuôi trong điều kiện BDKH.

g) Xây dựng chuồng trại cần quan tâm đặc biệt tới chống nóng, chống lạnh, khô hanh trong điều kiện BDKH. Đồng thời nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý phân, nước thải hợp lý, vệ sinh thật tốt.

+ Biện pháp tác nghiệp đồng ruộng hạn dài.

a) Thay đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với BDKH.

b) Lai tạo giống mới thích nghi với BDKH.

c) Hiện đại hóa hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng và chăn nuôi.

d) Quản lý khoa học và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước với đất.

e) Phát triển sâu rộng công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư (nhất là ở vùng mới cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, vùng sâu, vùng xa…).

g) Dự tính, dự báo chính xác sản lượng mùa màng, sâu bệnh, thiên tai cho nông dân; phát triển hệ thống thông tin truyền thông cho tới hộ sản xuất.

h) Thực hiện bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cho người nông dân sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.

i) Phải có cơ chế, chính sách thích ứng với BDKH.

- Xây dựng khung thích ứng quốc gia về BDKH, bao gồm một cơ cấu, thể chế rõ ràng và linh hoạt trong thực hiện, giám sát, đánh giá các biện pháp thích ứng trong hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Có một cơ chế huy động và đóng góp nguồn lực (song phương, đa phương, nhà nước, tư nhân, nông dân thích ứng BDKH được hình thành và hoạt động hiệu quả, bền vững).

- Công việc cần phải làm để thích ứng với BDKH của nông nghiệp nước ta là quá nhiều và đầy thách thức. Sự giảm diện tích đất trồng lúa ở nước ta là quá lớn trong tương lai gần, trong khi đó dân số lại tăng nhanh. Trách nhiệm ngành nông nghiệp phải nuôi hàng trăm triệu dân và còn làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn, an ninh lương thực thế giới. Thiết nghĩ nhà nước cần có chiến lược về nông nghiệp phù hợp, đầu tư, thích đáng cho nông nghiệp, cho các nhà khoa học nông nghiệp nghiên cứu thật hiệu quả, để có các biện pháp thích ứng với BDKH của nông nghiệp nước 

  Phạm Anh: Theo nguồn tin Liên hiệp Hội Việt Nam


 

Các tin khác