Đến nay, hội có trên 100 hội viên, sinh hoạt ở 4 chi hội chuyên môn và văn phòng hội. 4 chi hội chuyên môn là: Chi hội Nghiên cứu Lịch sử, Chi hội Giáo dục Lịch sử, Chi hội Bảo tàng và Chi hội Di sản.
6 tháng đầu năm 2015, Hội Khoa học lịch sử đã tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ hội viên trong việc nghiên cứu, học tập, phổ biến và cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu khoa học, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành sử học trong tỉnh. Đồng thời, tư vấn, hợp tác với các hội ở địa phương và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ về mọi mặt cho hội viên; động viên quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia sưu tầm, bảo quản, bảo vệ tài liệu lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Hội đã tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy văn học, lịch sử, địa lý Ninh Bình, đến nay chương trình giảng dạy văn học, lịch sử và địa lý Ninh Bình cho học sinh THCS và tiểu học đã được đưa vào giảng dạy ở các trường trong toàn tỉnh...
6 tháng cuối năm, Hội tiếp tục hoàn thành những chỉ tiêu đề ra, phát triển tổ chức hội về mặt số lượng và chất lượng. Tích cực đề nghị với Tỉnh cho phép xây dựng dự án nghiên cứu, biên soạn công trình “Biên niên sự kiện lịch sử tỉnh Ninh Bình” (từ Tiền sử đến hiện đại) và đề nghị tỉnh cho lập “Qũy nghiên cứu sử học” đồng thời phối kết hợp với các Hội, ngành liên quan để xây dựng “Tủ sách quê hương” nhằm xuất bản và phát hành những công trình nghiên cứu, sáng tạo về đất và người Ninh Bình, giáo dục truyền thống cũng như quảng bá rộng rãi ra nhân dân trong nước và quốc tế.
Phạm Đào