Một số nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy ở người già tỷ lệ loét dạ dày cao hơn loét tá tràng, khoảng một phần ba loét dạ dày và một phần mười loét tá tràng bắt đầu từ sau tuổi 60, quá nửa loét dạ dày ở người già là loét bờ cong nhỏ.
Bệnh sinh của viêm, loét dạ dày được hiểu rõ là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Tuổi càng tăng niêm mạc dạ dày càng dễ teo và có sự suy giảm khả năng tái tạo niêm mạc, giảm sự tưới máu cho mô của ống dạ dày ruột nghĩa là suy giảm yếu tố bảo vệ. Quan niệm hiện nay về cơ chế bệnh sinh của viêm, loét dạ dày tá tràng thì nhiễm Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân quan trọng được đề cập tới rất nhiều.
Đặc biệt ở người cao tuổi viêm, loét dạ dày thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, thủng, hẹp môn vị và có thể tiến triển thành ung thư. Người cao tuổi khi loét dạ dày thường kèm theo viêm dạ dày mạn, loạn sản và dị sản ruột ở niêm mạc dạ dày nên nguy cơ ung thư dạ dày sẽ cao hơn người trẻ tuổi, Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời những trường hợp bệnh nhân cao tuổi bị viêm, loét dạ dày là rất cần thiết.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về nhóm bệnh viêm, loét dạ dày trên thế giới cũng như trong nước, nhưng nghiên cứu về viêm, loét dạ dày ở người cao tuổi thì còn thấy ít công bố. Để góp phần nghiên cứu những trường hợp bệnh nhân cao tuổi bị viêm, loét dạ dày tác giả đã:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi của bệnh nhân viêm, loét dạ dày mạn tính trên 60 tuổi tại Bệnh viện đa khoa Ninh Bình”. Với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm, loét dạ dày trên 60 tuổi. Nhận xét hình ảnh nội soi, tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày trên 60 tuổi tại Bệnh viện đa khoa Ninh Bình.Tác giả đã tiến hành nghiên cứu ở các bệnh nhân trên 60 tuổi được chẩn đoán xác định là viêm, loét dạ dày mạn tính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức sau:
Trong đó
+ α: Khoảng tin cậy có thể chấp nhận, α = 5%.
+ z: Hệ số giới hạn tin cậy (1,96)
+ p: Tỷ lệ mắc qua nghiên cứu thăm dò, ước tính=50%.
+ d: Độ dao động có thể của tỷ lệ d= 0,07 (độ chính xác mong muốn).
Tính được n = 196 (bệnh nhân)
Mỗi bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng, nội soi dạ dày bằng ống soi mềm, lấy mảnh sinh thiết của tổn thương viêm loét dạ dày qua ống nội soi làm test HP (test urease) lập một bệnh án nghiên cứu riêng (có mẫu bệnh án nghiên cứu kèm theo).
Phân tích xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 18.0
So sánh tỷ lệ nghiên cứu theo kiểm định c2.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo bệnh lý (n=228)
Nhận xét: Viêm dạ dày mạn chiếm tỷ lệ 82%, loét dạ dày chiếm tỷ lệ 18%.
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính (n=228)
Nhận xét: Nữ có tỷ lệ VDDM (88,8%) cao gấp 2,37 lần nam (76,9%), với p<0,05.
Bảng 3.3. Lý do bệnh nhân đến khám bệnh (n=228)
Nhận xét: Ở cả hai nhóm VDDM và LDD bệnh nhân vào viện vì lí do đau thượng vị chiếm tỷ lệ cao nhất (VDDM là 93%; LDD là 68,3%). Dấu hiệu đau vùng thượng vị thường gặp hơn các dấu hiệu khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng
Nhận xét: Ở cả hai nhóm bệnh nhân VDDM và LDD triệu chứng đau thượng vị xuất hiện chiếm tỷ lệ cao nhất (VDDM là 93%; LDD là 68,3%), sau đó là triệu chứng đầy bụng (VDDM 62% và LDD 51,2%) và ăn kém (VDDM 42,8% và LDD 61%).
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử bệnh (n=228)
Nhận xét: Ở nhóm VDDM 19.3% bệnh nhân có tiền sử hay dùng các chất kích thích dạ dày; 10.7% bệnh nhân có tiền sử bệnh xơ gan, viêm gan mạn; 8.0%% bệnh nhân có tiền sử hay dùng thuốc giảm đau.
Ở nhóm LDD 9.8%% bệnh nhân có tiền sử hay dùng thuốc giảm đau, 7.3% bệnh nhân có tiền sử hay dùng các chất kích thích dạ dày; 2.4% bệnh nhân có tiền sử bệnh xơ gan, viêm gan mạn.
Bảng 3.6. Vị trí tổn thương VDDM trên hình ảnh nội soi (n=187)
Nhận xét: Đa số bệnh nhân VDDM có tổn thương ở vùng hang vị và tiền môn vị (89.3%).
Bảng 3.7. Vị trí tổn thương LDD trên hình ảnh nội soi (n=41)
Nhận xét: Bệnh nhân LDD có tổn thương ở vùng hang vị và tiền môn vị chiếm đa số (65.9%), sau đó là loét bờ cong nhỏ (19,5%).
Bảng 3.8. Phân loại viêm dạ dày
Nhận xét: Bệnh nhân VDDM dạng xung huyết chiếm tỷ lệ cao nhất (48.7 %).
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm HP xác định bằng test Urease (n=204)
M 19.3% bệnh nhân có tiền sử hay dùng các chất kích thích dạ dày; 10.7% bệnh nhân có tiền sử bệnh xơ gan, viêm gan mạn; 8.0%% bệnh nhân có tiền sử hay dùng thuốc giảm đau.
Ở nhóm LDD 9.8%% bệnh nhân có tiền sử hay dùng thuốc giảm đau, 7.3% bệnh nhân có tiền sử hay dùng các chất kích thích dạ dày; 2.4% bệnh nhân có tiền sử bệnh xơ gan, viêm gan mạn.
Nhận xét: Bệnh nhân viêm, loét dạ dày mạn có Test HP dương tính chiếm đa số (78.4% VDDM và 71.4% LDD).
Bằng nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích dựa trên số liệu nghiên cứu định lượng 228 bệnh nhân (BN) viêm, loét dạ dày tại Bệnh viên đa khoa tỉnh cho thấy:
1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn trên 60 tuổi
- Viêm dạ dày mạn chiếm 82%, loét dạ dày chiếm 18% trong nhóm bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn.
- Nữ có tỷ lệ VDDM (88,8%) cao gấp 2,37 lần nam (76,9%), với p<0,05.
- Bệnh nhân thường vào viện với lý do đau thượng vị (93% bệnh nhân VDDM; 68.3% bệnh nhân LDD).
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp: đau thượng vị (88.6%), đầy bụng (60.1%), Ợ hơi (46.1%), Ăn kém (46.1%), cồn cào nóng rát thượng vị (39.5%), sút cân (28.9%), ợ chua (25.9%), buồn nôn (22.4%), nôn (14.5%), ỉa phân đen (11.7%), nôn máu (5.7%)
- Bệnh nhân VDD M 19.3% có tiền sử hay dùng chất kích thích dạ dày; 10.7% có tiền sử bệnh gan mạn; 8.0% hay dùng thuốc giảm đau.
- Bệnh nhân LDD 9.8% có tiền sử hay dùng thuốc giảm đau; 7.3% hay dùng các chất kích thích dạ dày; 2.4% có tiền sử bệnh gan mạn.
2. Hình ảnh nội soi, tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn trên 60 tuổi
- Đa số bệnh nhân có tổn thương ở vùng hang vị và tiền môn vị (89.3% VDDM; 65.9% LDD)
- Bệnh nhân VDDM dạng xung huyết chiếm tỷ lệ cao nhất (48.7 %).
- Phần lớn bệnh nhân LDD có 1 ổ loét (78,1%), các bệnh nhân có 2-3 ổ loét đều trên 70 tuổi.
- Đa số bệnh nhân có test HP dương tính (78.4% VDDM và 71.4% LDD).
Đỗ Văn Dung*, Chu Thị Trà Giang**
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Y Hà nội (2006), Sinh lý học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Tr 324 - 336;
2. Phùng Thị Thu Hà (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và pH dịch vị ở bệnh nhận loét dạ dày trên 60 tuổi ở tại Bệnh viện quân y 103”;
3. Tạ Long (1999), “Tỷ lệ nhiễm khuẩn Helicobacter pylori trong loét dạ dày”, Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt, tr 253 - 257;
4. Nguyễn Hồng Phong (2008), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và pH dịch vị lúc đói của bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính ở người cao tuổi”, Luận văn bác sỹ CK II, Học viện Quân y;
5. Lê Minh Tuất (2006), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học và nhiễm Helicobacter pylori của viêm dạ dày mạn tính ở người lớn tuổi điều trị tại Bệnh viện 175” Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y.